Những
lưu ý phòng tránh nguy cơ lây nhiễm virus Corona
"Virus Vũ Hán" được nhắc tới những ngày
này là loại virus mới thuộc chủng corona (ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV), chưa từng
được phát hiện trước đây. Nó được xem xuất phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc,
miền trung Trung Quốc. Trên báo chí quốc tế, người ta thường dùng chữ
"coronavirus" như một danh từ chung để chỉ loại virus mới này.
Chủng corona chính là chủng của các loại virus gây
ra các bệnh đường hô hấp như dịch SARS hay Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS)
năm 2012.
Hiện nay chưa rõ virus corona mới xuất hiện từ đâu,
nhưng các loại coronavirus như vậy thường bắt nguồn từ động vật (vật chủ). Một
số thông tin nói người nhiễm bệnh đầu tiên ở Vũ Hán là những người mua sắm tại
các chợ buôn ẩm ướt ở Vũ Hán.
Nhiều thuyết âm mưu nói rằng phòng thí nghiệm virus
ở Vũ Hán đã "làm lọt virus corona ra ngoài" đến nay vẫn chỉ là đồn
đoán, chưa được kiểm chứng.
Các biểu hiện khi
nhiễm virus corona Vũ Hán là gì?
Virus corona mới gây viêm phổi cấp. Người mắc bệnh
viêm phổi do loại virus này gây ra có các biểu hiện như ho, sốt và khó thở.
trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn suy yếu nội tạng.
Do đây là viêm phổi do virus, thuốc kháng sinh không
có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông
thường cũng không hiệu quả.
Cách tốt nhất vẫn là nhập viện theo dõi. Đến nay, đa
phần người chết do virus corona mới đều cao tuổi và mang sẵn một bệnh mãn
tính, sức khỏe kém.
Virus corona mới đang gây sợ hãi vì tốc độ lan truyền.
Nhiều người lo ngại nó sẽ giống các đại dịch SARS và MERS trước đây. Năm 2002,
SARS lây lan sang 37 quốc gia/vùng lãnh thổ, nhiễm 8.000 người và khiến 750 người
chết. MERS trong khi đó ít lây từ người sang người nhưng có khả năng gây tử vong
lớn hơn, giết chết 35% trong tổng số 2.500 người bị nhiễm.
Hiện nay Trung Quốc đã xác nhận virus corona mới, tức
virus Vũ Hán, có khả năng truyền từ người sang người. 
Hiện nay virus đã lây sang 18 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Ngoài Trung Quốc, 17 quốc gia/vùng lãnh thổ khác có người nhiễm virus corona mới
bao gồm: Hong Kong, Macau, Úc, Campuchia, Canada, Pháp, Đức, Nhật Bản,
Malaysia, Nepal, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ và Việt
Nam.
Xét lý thuyết số lượng tử vong/ca bệnh ngày nay, tỉ
lệ chết người của dịch corona mới vào khoảng 3%. Dù vậy dư luận vẫn rất hoang
mang.
Tính đến nay, ít nhất Trung Quốc và Việt Nam đã có
trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus chủng corona mới
này. Tuy nhiên chưa có thuốc đặc trị loại virus mới.
Dựa trên các nghiên cứu mới nhất, các thầy
thuốc  tiến hành sàng lọc các loại thuốc
đang bán trên thị trường, cũng như các hợp chất có công hiệu cao và các hợp
chất từ cây thuốc. Qua đó, họ chọn ra 30 loại thuốc chống virus này từ việc kết
hợp sàng lọc và xét nghiệm enzyme. 
Hiện tại, Mông Cổ và Triều Tiên là hai quốc gia
đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, vùng Viễn Đông Nga cũng đóng cửa với
Trung Quốc
Tính đến ngày 30/1/2020, trên toàn thế giới đã ghi
nhận 170 trường hợp tử vong vì virus corona ở Trung Quốc cùng số ca mắc bệnh
tăng vọt. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa triệu tập cuộc họp của Ủy ban Khẩn
cấp để xem xét đưa ra báo động toàn cầu về dịch bệnh này  .Theo đó đến 15h20 hôm nay 30-1, Việt Nam
đã phát hiện 3 trường hợp công dân người Việt ở Thanh Hóa và Đông Anh, Hà Nội
có kết quả dương tính với virus corona, theo thông tin từ Viện vệ sinh
dịch tễ trung ương, do đại diện Bộ Y tế đưa ra tại buổi họp chiều 30-1 về triển
khai nhiệm vụ sau Tết nguyên đán Canh Tý 2020 và phòng chống dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.
2 trường hợp ở Hà
Nội đang được cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.
Trường hợp ở Thanh Hóa được cách ly điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh
Hóa. Cả ba đều có tiền sử trở về từ Vũ Hán.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, 3 bệnh nhân này là công nhân
của một nhà máy  Nhật Bản ở Vĩnh Phúc,
thời gian qua được cử đi tập huấn tại Vũ Hán, Trung Quốc và về Việt Nam trên
cùng một chuyến bay.

Như vậy cùng với 2 trường hợp
người Trung Quốc đang điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM thì số ca nhiễm ở
Việt Nam đã nâng lên 5 trường hợp. Ngoài ra còn một ca nghi nhiễm đang chờ
xác nhận, đó là nữ nhân viên lễ tân khách sạn tại Nha Trang, người đã tiếp xúc
rất gần với ông Li Ding (bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán đầu tiên ghi nhận tại Việt
Nam).
Còn trên toàn thế giới đã có
7.819 trường hợp nhiễm, 170 người tử vong, đều ở Trung Quốc.
Bộ Y tế Việt Nam đề nghị dừng cấp phép tour du lịch hai
chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc, đóng đường mòn và lối mở để không cho nhập
cảnh các trường hợp đi từ các vùng có dịch. 
Đồng thời hạn chế các hoạt động đông người, các lễ hội
để kiểm soát tốt hơn; khuyến cáo đeo khẩu trang khi ra đường, đến các vùng có
nguy cơ, hạn chế tiếp xúc và đi tới vùng dịch…
Tuy vậy, cùng lúc Bộ Y tế khuyến cáo không nên quá hoang
mang, lo lắng. 
Trước tình hình
dịch bệnh phổi Vũ Hán (Trung Quốc ) lây lan nhanh một cách chóng mặt và nguy
hiểm như hiện nay, những hành động nên và không nên làm để phòng tránh nguy cơ
lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng như sau :
1. Rửa tay thường xuyên
Với giải pháp đầu tiên giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm
virus corona, lời  khuyên là mọi người cần
rửa tay thường xuyên bằng các loại xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch rửa tay. Hằng
ngày, hầu hết những hoạt động của chúng ta đều sử dụng tay như thanh toán thẻ,
lái xe, mở cửa… , những hoạt động này đều ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm gián tiếp.
2. Hạn chế sờ tay lên mặt
Mọi người nên tuyệt đối không đưa tay lên mặt, gãi
mũi, gãi tai... Theo nghiên cứu, cứ 1 tiếng chúng ta thường đưa tay lên mặt khoảng
10 lần; vì thế trong 12 tiếng, tựu chung lại tay sẽ tiếp xúc mặt khoảng 120 lần,
chưa kể không kiểm soát được số lần sờ tay lên mặt lúc ngủ. Để hạn chế lây nhiễm,
tốt hơn hết, mọi người nên rửa tay sát khuẩn trước và sau khi hoạt động tay.
3. Mở cửa bằng khuỷu tay/vai
Khi đến các nơi công cộng hoặc nhà vệ sinh, với những
cánh cửa mở bằng tay nắm, chúng ta nên mang sẵn giấy ăn/giấy vệ sinh để bọc tạm
vào tay nắm cửa khi mở/đóng cửa. Sau khi dùng xong,  mọi người nên vứt giấy vào thùng rác có nắp đậy.
Trong trường hợp không mang theo giấy trong người, sau khi vặn tay nắm cửa,
chúng ta cần rửa tay sát khuẩn.
Với cửa không có tay nắm hoặc có thể đẩy được, để hạn
chế nguy cơ lây nhiễm, chúng ta nên mở/đóng cửa bằng khuỷu tay hoặc vai.
4. Súc họng bằng các dung dịch chuyên dụng
hoặc pha nước mặt
 lưu ý 3 khoảng
thời gian cần súc họng: sau khi đi đến những chỗ đông người (đi chùa, thang
máy...), trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Đặc biệt, bố mẹ nên nhắc con trẻ
thường xuyên súc họng.
5. Lưu ý ho khạc, hắt hơi khi đi trên đường
Ho khạc nhổ trên đường vô cùng mất vệ sinh và gây ảnh
hưởng tới những người đi sau. Vì vậy, bác sĩ Khánh khuyên nên ho khạc vào bồn cầu
hoặc luôn luôn mang theo một túi giấy khô/giấy ướt bên người. Cẩn thận hơn nữa,
sau khi ho, chúng ta cần rửa tay sát khuẩn luôn.
6. Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài
Mỗi người nên đeo khẩu trang khi ra ngoài trong thời
điểm dịch bệnh đang hoành hành, tốt nhất là đeo loại khẩu trang 3 lớp và
không sử dụng lại sau khi đã dùng 1 lần. Lưu ý, cố gắng để khẩu trang ôm sát phần
cằm và sống mũi. Khi muốn tháo khẩu trang, nên cầm vào dây đeo khẩu trang, tránh
sờ vào mặt ngoài khẩu trang khi tay chưa sát khuẩn.
7. Hạn chế đến nơi đông người
Người già, trẻ nhỏ - những đối tượng dễ lây nhiễm bệnh
- nên hạn chế đến những nơi đông người như nhà vệ sinh công cộng, trung tâm mua
sắm, chùa chiền, bến ga bến tàu, vườn thú...  mọi người nên hạn chế tiếp xúc với động vật
trong khoảng thời gian dịch bệnh đang phát tán. Ở những nơi như trên khoang
tàu, máy bay, chúng ta nên giữ khoảng cách ít nhất 0.5-1m với người khác, mặc
quần áo kín, đeo khẩu trang và hạn chế giao tiếp.
8. Tránh gắp thức ăn cho nhau khi ăn
đông người .
9. Tránh dùng chung khăn tắm/các vật dụng
cá nhân
10. Sát khuẩn bề mặt các vật dụng hằng
ngày (giày dép, điện thoại, máy tính, thẻ ATM...)
Với các nhân viên lễ tân đón tiếp ở sảnh khách sạn/ngân
hàng/bệnh viện nên mang theo một lọ dung dịch rửa tay sau khi tiếp xúc với tiền/thẻ
thanh toán để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm.
11. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ,
họng, mũi và bàn tay, chân. Khi ngủ nên để nhiệt độ trên 25 độ C, tốt nhất là
27 độ C.
12. Nấu chín kĩ các loại thức ăn. Tuyệt
đối không mua, tiêu thụ và giết mổ bất cứ động vật sống nào trong thời điểm
này.
13. Tiêm phòng cúm định kì, 1 lần/năm.
14. Khi nhận thấy bản thân có các triệu
chứng ho, sốt, bước đầu nên gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế, tiếp theo nên tự
cách ly mình với những người khác và trong trường hợp khẩn cấp cần đến bệnh viện,
nên tránh di chuyển bằng các phương tiện công cộng để giảm rủi ro lây chéo cho
mọi người.
15. Nên điều trị tốt các bệnh lý mãn
tính như tiểu đường, viêm họng, viêm phổi, nhiễm trùng sau phẫu thuật
Những người có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém không
nên ra đường nhiều vào thời gian này.
16. Thường xuyên mở cửa thông thoáng nếu
thời tiết có nắng ấm, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh tay nắm cửa, bàn ăn, bàn học...
17. Bổ sung vitamin C, trái cây để tăng
cường sức đề kháng, uống nhiều nước. 
18. Tập thể dục hằng ngày, ngủ đủ giấc
tinh thần thoải mái.

                                                                             Bác sĩ  Nguyễn Khánh Hải